Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Bồ câu Nhật đuôi xòe


         Loại bồ câu Nhật (Fantail pigeons), đánh giá dựa vào:
1. Đuôi: như ta đã biết bồ câu ta đuôi có một lớp lông (12 cọng), bồ câu Nhật ít ra là phải có 2 lớp (24 cọng), nếu giống tốt đẹp thì phải có 3 lớp đuôi (36 cọng), thường từ 32 trở lên là đẹp, những con này khi di chuyển lông đuôi luôn đụng tới đỉnh đầu...
2. Chân: chân bắt buộc phải có lông, và lông phải dài và có độ xòe, nếu ít lông thì lai rồi.
3. Mào: đã là bồ câu Nhật thì đặc điểm này bắt buộc phải có, mào phải to, cong ngược lên.
4. Ngực: Phần ngực phải phình ra (hay nhô ra)...

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Họ Bồ câu

       Họ Bồ câu (danh pháp khoa học: Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, cưu, gầm ghì.
Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.

Danh sách dưới đây liệt kê các chi, phân loại theo nhóm và tên khoa học.
Họ Columbidae
Cu luồng (Chalcophaps indica), loài bản địa khu vực nhiệt đới miền nam châu ÁAustralia
Cu đất hung (Columbina talpacoti)
Bồ câu đuôi quạt
  • Phân họ Columbinae – bồ câu điển hình
    • Chi Columba, gồm cả Aplopelia – bồ câu Cựu thế giới (33-34 loài còn sinh tồn, 2-3 loài mới tuyệt chủng gần đây)
    • Chi Streptopelia, gồm cả StigmatopeliaNesoenas – chim cu, cu sen, cu ngói, cu cườm v.v (14-18 loài còn sinh tồn)
    • Chi Patagioenas – bồ câu Mỹ; trước đây gộp trong Columba (17 loài)
    • Chi Macropygia (10 loài)
    • Chi Reinwardtoena (3 loài)
    • Chi Turacoena (2 loài)
  • Phân họ không tên – cu cánh hoàng đồng và họ hàng
    • Chi Turtur – bồ câu rừng châu Phi (5 loài; đặt vào đây không chắc chắn)
    • Chi Oena – bồ câu Namaqua (đặt vào đây không chắc chắn)
    • Chi Chalcophaps (2 loài cu luồng)
    • Chi Henicophaps (2 loài)
    • Chi Phaps (3 loài)
    • Chi Ocyphaps – bồ câu mào
    • Chi Geophaps (3 loài)
    • Chi Petrophassa – bồ câu đá (2 loài)
    • Chi Geopelia (3–5 loài)
  • Phân họ không tên – cu đất Ấn Độ-Thái Bình Dương
    • Chi Gallicolumba (16-17 loài còn sinh tồn, 3-4 loài mới tuyệt chủng)
    • Chi Trugon – cu đất mỏ dày
  • Phân họ Otidiphabinae – bồ câu gà lôi
  • Phân họ Didunculinae – bồ câu mỏ răng
  • Phân họ Gourinae – quan cưu
  • Vị trí chưa được giải quyết
    • Chi Caloenas – bồ câu Nicobar
    • Chi Treron – chim cu xanh (23 loài)
    • Chi Phapitreron – bồ câu nâu (3 loài)
    • Chi Leucosarcia – bồ câu Wonga
    • Chi Microgoura – bồ cau mào Choiseul (tuyệt chủng; đầu thế kỷ 20)
    • Chi Dysmoropelia – bồ câu St Helena (tuyệt chủng)
    • Chi chưa xác định
      • bồ câu cổ đảo Henderson, Columbidae chi không rõ loài mơ hồ (gen. et sp. indet., Hậu kỷ đệ Tứ)

Những loại bồ câu nuôi hướng thịt được nghiên cứu tại viện chăn nuôi




Về Sa Đéc


        Thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp, nằm ở bờ Nam sông Tiền. Tây giáp huyện Lấp Vò, Lai Vung. Nam giáp Châu Thành. Sông Tiền chảy ở bờ Bắc và Đông ngăn cách với huyện Cao Lãnh.

         Các đơn vị hành chính của thị xã bao gồm : phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, Tân Quy Đông.

 
 Truyền thuyết về tên gọi

      Xưa kia, đây là đất của nước Chân Lạp, tên Khmer là Psar-dek (nghĩa là chợ Sắt). Tương truyền, ngày xưa có nàng Psardek, con gái chúa đất họ Thạc, đã phải lòng một chàng trai nghèo. Phản đối mối tình này, cha nàng đã sai người trói chàng trai lại và thả trôi sông. Nàng Psardek buồn tình nên đã đi tu. Về sau, khi cha mất, nàng đã dùng tài sản của gia đình để làm việc từ thiện, tu bổ đường xá, xây cất chợ búa. Từ đó người ta gọi chợ và vùng này là Psardek. Lâu ngày đọc trại thành Sa Đéc. Về sau nhà Nguyễn đặt làm phủ lị phủ Kiến Đăng, tỉnh Định Tường.

Đến Sa Đéc, người ta thường nghĩ đến làng hoa Sa Đéc, khu nhà cổ của ông Huỳnh Thủy Lê- nơi người tình của bà Marguerite Duras từng sinh sống, đến Vườn Hồng của nghệ nhân Tư Tôn hoặc đến Chùa Bà, và tất nhiên là thưởng thức món hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng.
 
Làng hoa Sa Đéc

     Làng hoa Sa Đéc - một trong những làng hoa lớn nhất Việt Nam, có diện tích trên 250ha với gần 2.000 hộ làm nghề. Ở đây có tới 1.000 chủng loại hoa. Nhờ sự khéo léo của người trồng hoa, chăm hoa; nhờ khí hậu thích hợp, hoa Sa Đéc đẹp có tiếng. Hoa Sa Đéc được xuất đi các tỉnh thành và cả sang Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Chở Tết


Làng hoa Sa Đéc có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Nếu như trước năm 1975, có trên dưới khoảng 200 hộ trồng hoa kiểng, tập trung chủ yếu ở xã Tân Quy Đông thì đến thập niên 90, làng hoa Tân Quy Đông bắt đầu phát triển mạnh, lan rộng ra các xã, phường lân cận và hiện nay diện tích đã lên tới 160 ha với khoảng 1.200 hộ trồng hoa kiểng.

Đến làng hoa Sa Đéc, du khách có thể thấy ở đây các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị như: khế, cau, sung, si, mai... qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng lạ và quý hiếm.
 
Vườn Hồng Sa Đéc

Vườn Hồng - một trong những vườn hoa kiểng nổi tiếng ở Sa Đéc của nghệ nhân Tư Tôn. Nơi này đã từng có nhiều vị lãnh đạo cao cấp trong nước và nước ngoài đến đây, đặc biệt vào năm 1997, tổng thống nước Pháp Jacques Chirac đã đến đây và ký tên lưu niệm.

Đến Vườn Hồng – du khách còn thấy đủ các loài cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, me, cau, bùm sụm, sung, si, kim quýt, huỳnh mai, bạch mai, ... qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hòa, với tâm hồn nghệ sỹ của nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí hiếm có hình dáng đẹp, lạ, đủ hình thể, với muôn vàn tên gọi lạ lùng như xuy phong chiếu thủy, chiết chi, dã thú, bát tiên, bát hải ...

Nghề chơi hoa kiểng truyền thống nổi tiếng của ông Tư Tôn đến nay đã trải qua 3 đời gia truyền. Ngoài ông Tư Tôn, làng hoa kiểng Tân Qui Đông - Sa Đéc còn có nhiều nghệ nhân nổi tiếng khác, có từ lâu đời với những khu vườn của họ đất rộng, hoa kiểng sum suê, rực rỡ trăm hoa đua sắc tranh hương, đó là vườn của ông Văn Phép,Tống Văn Huệ, Mười Cấn, Năm Sắm, Hai Hương ... Ngày nay, các nhà vườn ở đây luôn được bổ sung chủng loại hoa sưu tập từ Đà Lạt và các nước trong khu vực.
 
Đến nơi ở của “ Người Tình”



       Du khách nước ngoài khi đến Sa Đéc, họ luôn tìm đến ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Thủy Lê- một đại điền chủ của vùng đất Sa Đéc xưa kia. Ông cũng chính là nhân vật chính được nhắc đến trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng "Người tình" (L'amant) của nữ văn sĩ Pháp danh tiếng Marguerite Duras. Đó là một chuyện tình có thật gắn liền với ký ức thời thiếu nữ của bà Marguerite Duras. Trên chuyến phà theo dòng sông Mê Kông nối liền Sa Đéc với Vĩnh Long, bà đã gặp người tình của mình, ông Huỳnh Thủy Lê. Từ đó, một thiên tình sử tráng lệ được ra đời. 

Chùa Bà


      Chùa Bà ở Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là một ngôi chùa cổ kính, có lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Trung Hoa. Chùa được cộng đồng người Hoa ở đây xây dựng từ năm 1867 để làm nơi thờ cúng và dùng cho việc sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.

      Có diện tích trên 1.000 m2, tọa lạc tại số 143 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, nơi này là một cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc và là nơi người dân, khách du lịch ở mọi miền đất nước, về thưởng ngoạn và cúng bái.
  
Hủ tiếu Sa Đéc


     Bạn hãy đi thưởng thức món Hủ tiếu Sa Đéc, một đặc sản ẩm thực của nơi đây.

     Đã từ lâu có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Tuy không "nổi đình nổi đám" bằng hai bậc đàn anh, nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn có một giá trị đặc biệt trong lòng người sành thưởng thức món ngon.

     Bánh hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Bánh hủ tiếu Sa Đéc làm nên hủ tiếu Sa Đéc. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.

      Ngoài ra, ngay trung tâm thị xã Sa Đéc là công viên chiến thắng với tượng Bác Hồ và câu nói nổi tiếng “ Miền Nam trong trái tim tôi” cũng là nơi bạn nên đến thăm. Sa Đéc là một thị xã trù phú, với nhiều thắng cảnh đẹp rất riêng , đến đây để được một lần hòa mình vào không gian cổ của những căn nhà với lối kiến trúc Pháp hay hòa mình vào thiên nhiên với những đóa hoa muôn màu khoe sắc của làng hoa Tân Quy Đông và…lần theo dấu vết của “Người Tình”, lãng mạn say đắm là cảm giác mà ai cũng mong được trãi qua ít nhất một lần trong đời.